Lực lượng của các bên Mông_Cổ_xâm_lược_Rus

Quân đội Mông Cổ

Quân đội Mông Cổ trên đường hành quân. (tái hiện lại)Các chiến binh Mông Cổ được trang bị vũ khí bao vây. Hình từ cuốn sách "Tập sử" của Rashid al-Din Hamadani

Số lượng chính xác quân Bạt Đô xâm lược các vùng khá mơ hồ. Đa số các nhà sử học Nga thời tiền cách mạng ước tính khoảng 300.000 binh sĩ còn nếu tính thêm dân bình và người bản xứ bị bắt tù thì lên tới 500.000 người[29]. Các nhà sử học Liên Xô cũng đưa ra những ước tính tương tự. Các sách sử cũ của Nga và Arrmenia không đưa ra ước tính chính xác chỉ cho biết quân số của quân đội Mông Cổ rất đông. Trong khi đó sách sử xưa châu Âu đưa ra các con số ước tính khác. Plano Carpini ước tính 600.000 quân tham gia bao vây Kiev và nhà biên niên sử Hungary Simon xứ Kéza ước tính nửa triệu người Mông Cổ xâm lược Hungary[30]. Nhà sử học Ba Tư Rashid al-Din Hamadani thì cho con số là 140.000 nhưng chưa tính những người phụ thuộc[16].

Trong giới sử học ngày nay thì vấn đề con số vẫn còn gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra những con số không giống nhau:

  • 120-140 nghìn binh sĩ theo Khrapachevsky[31]
  • Nhà sử học V.V Kargalov viết: “Con số 300 nghìn người của các nhà sử học thời tiền cách mạng là sai lầm và thổi phồng ... Tôi cho rằng tổng quân số của quân đội Mông Cổ-Tatar chuẩn bị cho một chiến dịch chống lại quân Rus ước chừng ở mức 120-140 nghìn[32].
  • Nhà sử học Hà Lan Leo De Hartog ước tính quân số có thể lên tới 120 nghìn[33][32].
  • N. Ts. Minkuev ước tính con số là 139 nghìn.[32][34]
  • Georgy Vladimirovich Vernadsky ước tính quân số nòng cốt của Mông Cổ là khoảng 50 nghìn người nhưng nếu tính luôn các chiến binh Thổ thì khoảng 140 nghìn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng do điều kiện khí hậu phức tạp vào thế kỷ 13 ở Rus gây khó khăn cho công tác hậu cần, số lượng quân tập trung tại một điểmkhông thể quá 50 nghìn[35]
  • Lev Nikolaevich Gumilyov ước tính số lượng binh lính là 30 - 40 nghìn người. Gumilyov quả quyết cho rằng quân Mông Cổ và các đội quân kỵ binh phụ thuộc khác mang theo ít nhất 100 nghìn con ngựa[35][32]. Theo Gumilov, bản thân Chiến dịch Đại Tây là một cuộc đột kích của kỵ binh và chiến dịch tới Nga chỉ là một cuộc đột kích chứ không phải là một cuộc chinh phục[36][37].

Các chiến thuật của người Mông Cổ có tính chất tấn công chủ động rõ rệt. Họ tìm cách giáng những đòn nhanh và mạnh vào chỗ sơ hở của kẻ thù làm họ bất ngờ và làm mất tổ chức và chia rẽ hàng ngũ của đcịch. Bất cứ khi nào có thể, Mông quân tránh các cuộc đối đầu lớn trực diện, đập tan kẻ thù từng phần, khiến địch kiệt sức bằng các cuộc giao tranh liên tục và các cuộc tấn công bất ngờ. Trong trận chiến, quân Mông Cổ xếp thành nhiều hàng, kỵ binh hạng nặng đứng phía sau còn ở hàng ngũ phía trước là đội quân gồm tù binh và các binh lính trang bị vũ khí hạng nhẹ. Đầu tiên Mông quân ném tên nhằm làm rối loạn hàng ngũ của kẻ thù. Họ tìm cách đột phá mặt trận của địch bằng các đòn đánh bất ngờ vào nhiều bộ phận, sử dụng rộng rãi các đòn đánh bên sườn, cánh và phía sau[38].

Điểm mạnh của quân đội Mông Cổ là liên tục nắm thế chủ động trong trận chiến. Các hãn, tướng lĩnh và chỉ huy không chiến đấu cùng với binh lính bình thường mà đứng ở sau đội hình và quan sát từ trên cao, chỉ đạo việc di chuyển của quân bằng cờ hiệu, ánh sáng và tín hiệu khói cũng như tín hiệu của ống và trống[39].

Trước khi xâm lược Mông Cổ thường do thám và tiến hành các biện pháp ngoại giao cẩn thận nhằm mục đích cô lập kẻ thù và khuấy động xung đột nội bộ. Sau đó, quân đội Mông Cổ tập trung ẩn nấp ở biên giới. Cuộc xâm lược thường bắt đầu từ các hướng khác nhau bởi các phân đội riêng biệt , đánh một điểm theo lệnh. Trước hết, quân Mông Cổ tìm cách tiêu diệt binh lính dự bị của kẻ thù càng nhiều càng tốt và ngăn cản hắn bổ sung quân. Chúng xâm nhập sâu vào đất nước, phá hủy mọi thứ trên đường đi, giết dân và xua đuổi đàn gia súc. Đối diện với các pháo đài và thành phố kiên cố, các đội quan sát được bố trí kỹ càng, phá hoại và chuẩn bị cho cuộc bao vây[40].

Quân đội của các chính quốc Rus

Tái hiện lại quân đội Nga xưaKị binh Nga, bản vẽ 1895

Sách sử Nga xưa không có số liệu chính xác về tổng quân số của các chính quốc Rus. Theo ý kiến ​​của nhà sử học S.M. Solovyov, các nước Rus phía bắc nếu động viên đầy đủ có thể có tới 50 nghìn binh sĩ còn các nước Rus phía nam thì tương tự. Xét rằng dân số của các nước Rus vào thời điểm đó là khoảng 12 triệu người thì về mặt lý thuyết thì các chính quốc Rus có thể triển khai hơn 100 nghìn quân nhưng do không có một lực lượng quân sự thường trực nào ở Nga do chế độ phong kiến nên không thể động viên một lực lượng lớn đến như vậy[41][42]. Theo quan điểm sử học truyền thống, tổ chức quân sự của các chính quốc Rus bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự phân hóa phong kiến. Các phân quân của những hoàng tử và các thị quốc nằm rải rác trên một lãnh thổ rộng lớn và liên kết lỏng lẻo khiến cho việc tập trung lực lượng đáng kể cùng một lúc rất khó khăn.

Đồng thời, đội quân của một số thị quốc lớn lâu lâu mới tập hợp để chống lại quân Mông Cổ trước cuộc đại xâm lược (Trận sông Kalka năm 1223), mặc dù thỉnh hoảng những thị quốc quân này khá hữu dụng vào thời Vladimir Vsevolodovich Monomakh[43], nhưng do không thống nhất nên dễ thất bại[43]. Trong cuộc xâm lược, các công tước Rus không bao giờ lập nên một liên minh quân sự rộng rãi đa phương (giữa những phân tộc Rurikovich) hoặc với các nước láng giềng đồng nạn (như Cuman năm 1223)

Cũng có một quan điểm khá thực tế loại trừ vai trò quyết định của các yếu tố đặc thù nào của Rus vào thời điểm đó đối với sự thành công của cuộc xâm lược của người Mông Cổ[44]:

Các nhà sử học có khuynh hướng đánh giá tiêu cực về thời kỳ phong kiến ​​(thời kỳ nhà nước phân quyền cực độ) và cho đó là nguyên nhân sự mất đoàn kết chính trị của Nga cũng như thường đề cập đến cuộc chinh phục của người Mông Cổ-Tatar. Ý kiến ​​cho rằng Rus có thể chống lại Bạt Đô nếu các công tước Rus đoàn kết có vẻ không thuyết phục lắm. Như đã biết, những kẻ chinh phục đã tung hoành trên toàn châu Á vào đầu thế kỷ XIII từ các thảo nguyên của Mông Cổ về phía tây chinh phục nhiều bộ lạc và nhà nước ở những giai đoạn phát triển xã hội. Ưu thế quân sự vượt trội của "đế chế du mục" của Thành Cát Tư Hãn và đám người kế vị ông đối với các nền văn minh nông nghiệp định canh ở Trung Quốc, Trung Á, Kavkaz, Đông Âu đã dẫn đến sự chinh phục những vùng đất rộng lớn

Các đội quân Rus mạnh hơn hơn quân đội Mông Cổ về vũ khí trang bị, kỹ - chiến thuật và đội hình chiến đấu. Sức mạnh vũ khí của các chiến binh Rus gây khiếp đảm cho các nước láng giềng. Áo giáp hạng nặng được sử dụng ồ ạt. Tuy nhiên, theo luật thì các đội quân không vượt quá số lượng vài trăm người tập trung cùng 1 điểm và phải được chỉ huy bởi tập thể[30]. Đồng thời, bộ phận chủ yếu của quân đội Rus xưa là lực lượng dân quân. Nó thua kém những người du mục về vũ khí và khả năng sử dụng chúng. Dân quân thường dùng rìu, giáo còn kiếm hiếm khi được sử dụng[45].

Ruslan Grigorievich Skrynnikov cho rằng thực tế là trước cuộc xâm lược, công tước Kiev và Novgorod Yaroslav Vsevolodovich có lực lượng quân sự lớn nhất cũng như nhấn mạnh việc ông không tham gia chống lại cuộc xâm lược và gợi ý rằng ngay cả khi công quốc Pereyaslavl-Zalessky và Đế chế Mông Cổ đụng độ[46]. Tuy nhiên một số sử gia căn cứ vào theo Biên niên sử Laurentia tin rằng công quốc Novgorod có tham gia Trận Kolomna.